Thành phố họp phương án điều chỉnh, bổ sung, đặt tên cho các tuyến đường, công trình công cộng
Ngày 17/11, UBND thành phố họp bàn phương án điều chỉnh, bổ sung, đặt tên cho các tuyến đường, công trình công cộng. Dự cuộc họp có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Sở ban ngành chức năng của tỉnh và thành phố. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc họp
Để triển khai kịp thời việc đặt tên cho các tuyến đường chính hiện đang có (do Tỉnh, Thành phố đầu tư) phục vụ cho việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hạ Long thuận lợi, đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả, Thành phố cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành chức năng đã tham gia ý kiến, đưa ra phương án tập trung vào phương án đặt tên 2 cầu ( Cầu thứ nhất: Điểm đầu giao với đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua khu CN Việt Hưng đến đường Cao Tốc Hạ Long Vân Đồn thuộc địa phận phường Giếng Đáy; điểm cuối giao với QL.279 tại Km24+750 thuộc địa phận xã Lê Lợi. Cầu thứ 2: vị trí: Điểm đấu nối với tuyến đường bao biển Cao Xanh - Hà Khánh thuộc địa phận phường Hà Khánh; điểm cuối nối với quốc lộ 279 tại Km 16+740 thuộc địa phận xã Thống Nhất; và 7 tuyến đường giao thông chính chạy qua 02 công trình Cầu đang khởi công
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố: đề nghị các Sở, ban ngành hỗ trợ Thành phố triển khai nhanh, dứt điểm việc bình chọn tên các công trình, trước mắt là lấy phiếu đặt tên cho cây cầu có điểm đầu giao với đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua khu CN Việt Hưng đến đường Cao Tốc Hạ Long Vân Đồn thuộc địa phận phường Giếng Đáy; các cơ quan chuyên môn thành phố khẩn trương hoàn thành phiếu gửi đến các hộ dân để bình chọn ttrong thời gian sớm nhất đảm bảo công khai, theo ý kiến nguyện vọng của nhân dân.
Thông qua việc đặt tên 2 cầu, tên đường nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác và ngược lại. Đồng thời, nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vừa có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc đối với các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Hồng Hạnh – Huy Phương
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.