Tập trung xây dựng nguồn nhân lực số
Xác định việc nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã và đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực số để đáp ứng phục vụ phát triển chuyển đổi số, đủ năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Trong Nghị quyết 09-NQ/-TU của BTV Tỉnh uỷ về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2025, 100% CBCCVC trong cơ quan hành chính nhà nước sử dụng thành thạo các ứng dụng của chính quyền số; đến năm 2030, 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã xử lý công việc trên nền tảng số; 100% cán bộ, công chức, viên chức được đình kỳ hằng năm tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số.
Để thực hiện mục tiêu Nghị Quyết 09 đã đề ra và Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp đào tạo nguồn nhân lực số, đáp ứng chuyển đổi số trong thời gian tới.
Trong năm 2022, tỉnh đã phối hợp với Bộ TT-TT tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trên nền tảng OneTouch tại địa chỉ http://onetouch.mic.gov.vn, gồm: Bồi dưỡng, tập huấn về “Chuyển đổi số đơn vị chuyên trách”, tổ chức 2 đợt với 179 học viên là lãnh đạo và công chức, viên chức thuộc đội ngũ cán bộ nòng cốt chuyển đổi số trong các cơ quan của ban Đảng, các sở, ban, ngành và khối MTTQ, đoàn thể, địa phương; mở 2 khóa với 37 học viên đào tạo kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người được lựa chọn từ các sở, ban, ngành, địa phương; bồi dưỡng 193 học viên về chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND cấp xã; tập huấn cho 267 học viên là cán bộ thuộc Sở TT-TT và Trưởng phòng VH-TT tại các huyện, thị xã, thành phố.
Cùng với đó, tỉnh đã chủ động đề nghị Bộ TT-TT hỗ trợ, cấp tài nguyên cho địa phương trên nền tảng OneTouch (tại địa chỉ https://quangninh.onetouch.edu.vn/login) để chủ động mở 2 khóa đào tạo chuyển đổi số gồm: Chuyển đổi số cơ bản và kỹ năng chuyển đổi số cho khoảng 31.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh.
Đồng thời đã tổ chức hơn 150 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về chuyển đổi số, xử lý toàn trình trên hệ thống chính quyền điện tử, ký số văn bản điện tử, sử dụng Cổng dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia và số hóa hồ sơ giải quyết TTHC. Tháng 5/2023, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ cũng tổ chức đào tạo 2 lớp với gần 120 học viên về chuyển đổi số cho lãnh đạo các ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
Để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, trong tháng 9/2023 tỉnh tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho 1.985 người là cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch của Bộ TT-TT. Đào tạo cho 10.000 giáo viên tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng, đại học và các bậc phụ huynh trên địa bàn tỉnh về giảng dạy kỹ năng số và an toàn Internet; làm bạn cùng con trên môi trường số.
Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu nhân lực công nghệ số, các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt đổi mới phương thức tuyển sinh, mở thêm chuyên ngành đào tạo, tăng cường hợp tác triển khai nhiều dự án, chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Tại Trường Đại học Hạ Long, bắt đầu năm học 2023-2024, nhà trường đã mở thêm ngành Khoa học máy tính với 100 chỉ tiêu. Trước đó, trường đã có ngành CNTT, từ năm học 2015-2020 xét tuyển 50 chỉ tiêu, nhưng đến nay đã xét tuyển lên 100 chỉ tiêu...
Phát triển nguồn nhân lực số được coi là một trong những khâu quan trọng trong mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh. Vì vậy Quảng Ninh đang đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng cho tiến trình chuyển đổi số như mục tiêu đã đề ra.
Nguồn Báo QN
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.