Những trường hợp không được sa thải người lao động
Không phải trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động cũng được quyền sa thải người lao động.
Người lao động có thể bị người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ lục đối với người lao động vi phạm.
Tuy nhiên, không phải trong bất kì trường hợp nào thì người sử dụng lao động cũng được quyền xử lý kỷ luật người lao động. Pháp luật hiện hành quy định trường hợp không được sa thải người lao động trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 125 Bộ Luật lao động 2019;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, khi người lao động vi phạm dẫn tới kỷ luật nhưng thuộc các trường hợp trên thì vẫn không bị xử lý kỷ luật lao động, bao gồm cả hình thức sa thải.
Theo Laodong.vn
Tin tức khác
- LỊCH CÔNG TÁC THÁNG 04 NĂM 2025
- 5 bước tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNEID
- PHƯỜNG GIẾNG ĐÁY PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “BÌNH DÂN HỌC VỤ SỐ” VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2025
- Công an phường Giếng Đáy: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.
- Công an phường Giếng Đáy bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý