Nâng chất các sản phẩm OCOP
Nhằm đưa các sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật... vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, từng bước khẳng định được thương hiệu riêng, nâng tầm các sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhằm đưa các sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật... vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, từng bước khẳng định được thương hiệu riêng, nâng tầm các sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo đó, Ban Chỉ đạo chương trình OCOP tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng loạt, xuyên suốt công tác tuyên truyền về chu trình OCOP, từ khâu đề xuất ý tưởng sản phẩm, lập kế hoạch đến triển khai kế hoạch sản xuất; đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp huyện và cấp tỉnh; xúc tiến thương mại... Ở các khâu của chu trình, cán bộ các sở, ban, ngành chức năng, cán bộ cấp huyện đều tích cực tư vấn, hỗ trợ các chính sách để hoàn thiện sản phẩm. Cùng với đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các sản phẩm OCOP cũng được chú trọng. Hằng năm, Ban Chỉ đạo chương trình OCOP tỉnh đã thực hiện hướng dẫn các địa phương rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã có; các sản phẩm dự kiến thi 5 sao cấp Trung ương; hướng dẫn các chủ thể thực hiện chính sách OCOP đối với các sản phẩm đạt từ 4 sao trở lên; xem xét thu hồi các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên đã hết hạn sau 36 tháng. Công tác thông tin, tuyên truyền cũng là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả cao, giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh được đến gần hơn với người tiêu dùng. Riêng trên các kênh của Trung tâm Truyền thông tỉnh từ đầu năm đến nay đã đăng tải, phát sóng hàng trăm lượt tin, bài, phóng sự, chuyên đề về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các mô hình, cách làm hay của các đơn vị sản xuất, đặc biệt là các mô hình sản xuất sản phẩm OCOP nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; việc đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; phản ánh việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP… Thông qua tuyên truyền, giúp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nắm bắt được thông tin và lựa chọn được các sản phẩm OCOP chất lượng, ưng ý để sử dụng. Đặc biệt, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP năm 2023, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn về chu trình OCOP. Các địa phương tích cực hướng dẫn để hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng, nhất là việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, nâng cấp bao bì tem nhãn, xây dựng thương hiệu, bảo hộ về nhãn hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc... Nhiều đơn vị sản xuất đã tăng cường liên kết với các hộ để mở rộng sản xuất, thu mua nguyên liệu để tiếp tục hoàn thiện các điều kiện về tổ chức để tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm năm 2023.
Song song với đó, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng KHCN cũng đã được tỉnh triển khai đồng loạt, góp phần thúc đẩy KHCN vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh bố trí ít nhất 4% ngân sách chi thường xuyên để ưu tiên cho phát triển KHCN vào những lĩnh vực trọng tâm: Dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại, sản xuất, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP của tỉnh để chinh phục người tiêu dùng. Với những hoạt động tích cực, đồng bộ, đến nay toàn tỉnh có 336 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt từ 3-5 sao (trong đó có 246 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao). Dự kiến có 80 sản phẩm đã cấp sao đến hạn 36 tháng đề nghị cấp lại sao đánh giá trong năm 2023; 50 sản phẩm đăng ký mới tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm năm 2023. Được biết, trong năm 2023, hội đồng thẩm định Trung ương tiến hành đánh giá sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia, Quảng Ninh có 7 sản phẩm tham dự đánh giá. Theo kết quả đợt 1, Quảng Ninh có 2 sản phẩm thuộc nhóm ẩm thực là: Trà hoa vàng Ba Chẽ của Công ty Lâm sản Đạp Thanh; trà hoa vàng Quy Hoa của Công ty Thương mai dịch vụ xuất nhập khẩu Quy Hoa đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua. Trong đó, sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đã được chứng nhận 5 sao cấp quốc gia. Nguồn CQĐT Quảng Ninh |
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.