LỊCH SỬ VĂN HOÁ - XÃ HỘI
LỊCH SỬ VĂN HOÁ – XÃ HỘI
` Vùng đất Giếng Đáy ngày nay, theo phát hiện của các nhà khảo cổ học được ghi chép lại trong bộ sách Đại chí Quảng Ninh tại khu vực Đồng Mang – Giếng Đáy đã thấy di chỉ đồ đá của người Việt cổ được xếp vào thời kỳ văn hoá Soi Nhụ cách đây hàng vặn năm. Trong thời kỳ phong kiến là một bộ phận dân cư thuộc làng vạn chài Giang Võ, Trúc Võng sống trên thuyền đánh cá, họ chỉ trở về bến Đáy vào những ngày lễ, ngày tết hoặc lên bờ đào giếng lấy nước ăn. Khu vực đất liền trên Bến Đáy, dân chài đào nhiều giếng lấy nước ăn, thuật ngữ Giếng Đáy trở thành tên gọi cho tới ngày nay.
Giếng Đáy ngày nay đã có những thay đổi to lớn. Vùng đất nghèo nàn năm xưa đã trở thành một vùng đô thị đang phát triển. Có nhà cao tầng, có các tuyến đường dân cư được bê tông hoá và mở rộng. Điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc hiện đại, hệ thống nước máy đến mọi gia đình. Xe máy, ô tô , xe buýt trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của nhân dân, đói nghèo xưa kia đang được đẩy lùi về quá khứ.
Với vùng đất đầy tiềm năng phát triển. Công ty đóng tầu Hạ Long, Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy, bến xe Bãi Cháy, nhà ga Hạ Long, khu đô thị Nam và Đông Ga Hạ Long, bưu điện Kênh Đồng, Bệnh viện Đa Khoa khu vực Bãi Cháy, chợ Giếng Đáy, chợ Ba Lan được xây dựng, hình thành đi vào hoạt động hiệu quả. Nhiều công trình lớn được tỉnh và thành phố đầu tư chuyển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.