Chuyển đổi số: Vì sự minh bạch, tiện lợi
Quảng Ninh xác định triển khai đồng bộ và phấn đấu đạt kết quả thực chất, đo đếm, định lượng được ở cả 3 trục chính trong chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số và xã hội số). Thực hiện chuyển đổi số, tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan, là bước đệm để Quảng Ninh gặt hái nhiều thành công trong những năm tiếp theo.
Về xây dựng chính quyền số, đến nay Cổng dịch vụ công của tỉnh đã hoàn thành kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và 6 hệ thống giải quyết TTHC khác của các bộ, ngành để sử dụng chung một tài khoản đăng nhập nộp hồ sơ. Tính đến đầu tháng 12/2022, Quảng Ninh đã kết nối chính thức với 5 cơ sở dữ liệu quốc gia, gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT); cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an); hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Đồng thời, đang kết nối thử nghiệm với 7 hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung toàn quốc khác.
Trong năm 2022, tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh đạt gần 74%; 1.240/1.591 dịch vụ công của tỉnh (đạt 78%) đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trong năm 2022, tỉnh đã triển khai 15 dự án, nhiệm vụ phát triển hạ tầng, dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, trong đó có 10 dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt, phân bổ kinh phí hơn 100 tỷ đồng và 5 dự án, nhiệm vụ đang trong quá trình công tác chuẩn bị đầu tư. Cùng với đó là việc hoàn thành số hóa 100% TTHC tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và trung tâm hành chính công cấp huyện; thí điểm bóc tách dữ liệu đối với một số TTHC thuộc lĩnh vực trọng điểm và 6 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Đến nay, 100% hồ sơ TTHC được số hóa từ khâu tiếp nhận, giải quyết đến trả kết quả.
Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nguyễn Hải Vân cho biết: Từ tháng 6/2022 đến hết tháng 11/2022, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thực hiện số hóa được hơn 17.000 hồ sơ; các trung tâm hành chính công cấp huyện đã thực hiện tiếp nhận và số hoá hơn 7.500 trên tổng số hơn 21.000 hồ sơ toàn tỉnh theo quy trình 5 bước trên môi trường điện tử (34,76%). Trên cơ sở công tác số hóa, bóc tách dữ liệu và tái sử dụng kết quả TTHC, các sở, ngành chức năng của tỉnh hiện đang tham mưu phương án triển khai xây dựng Kho dữ liệu và Cổng dữ liệu mở dùng chung toàn tỉnh trong giải quyết TTHC.
không dùng tiền mặt qua các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh.
Trong phát triển kinh tế số, từ tháng 6/2022, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng, khai thác hiệu quả hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 95,7%. Việc đưa thành công 187/267 (đạt 70%) sản phẩm OCOP 3 sao trở lên lên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn...
Trong năm 2022, Sở NN&PTNT cũng đã cấp hơn 500 bộ mã truy xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; cấp 72 tài khoản vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với UBND TP Móng Cái và Tập đoàn VNPT nghiên cứu, khảo sát và xây dựng mô hình cửa khẩu số thí điểm tại cửa khẩu Bắc Luân II, sớm đưa vào vận hành thử nghiệm trong thời gian tới.
Xác định được vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số là để người dân được thụ hưởng những thành quả thiết thực nhất, tỉnh đã và đang tập trung cho nhiệm vụ xây dựng xã hội số. Trong năm, các sở, ngành, đơn vị và địa phương đã phối hợp xây dựng 54 trạm BTS phủ lõm sóng di động cho 66 thôn bản trên địa bàn (đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch); xây dựng hạ tầng internet cáp quang cung cấp dịch vụ cho 97 thôn bản (đạt 86% chỉ tiêu kế hoạch); đang gấp rút triển khai giải pháp để phủ lõm sóng di động trên Vịnh Hạ Long…
Toàn tỉnh hiện có 2,46 triệu tài khoản có chức năng thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử hiện đạt 35,3%. Toàn tỉnh cũng thiết lập được hơn 1.000 điểm thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ khoảng 1.000 hộ tiểu thương lập tài khoản để triển khai thử nghiệm mô hình chợ 4.0… 100% bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính công, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… đã chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ thanh toán phí dịch vụ hành chính công không dùng tiền mặt ở cấp tỉnh đạt 65,77% và ở cấp huyện đạt 22,89%; tỷ lệ doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình thanh toán tiền điện, nước không dùng tiền mặt đạt trung bình gần 80%…
Nguồn Báo Quảng Ninh
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.