Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến nguồn nước
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến, không chỉ các khu đô thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy.
Thực trạng về sự ô nhiễm rác thải sinh hoạt
Song song với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế chính là tình trạng xuống cấp đáng báo động của môi trường. Điều này xảy ra không chỉ ở các vùng dân cư đô thị đông đúc mà thậm chí còn ảnh hưởng đến các vùng nông thôn hẻo lánh.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường nước mang tính chiến lược quan trọng cốt lõi, trong đó vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước có ý nghĩa và đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, chất lượng nước mặt ở Việt Nam đang trên đà suy thoái nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm nước ở các địa phương đang ngày càng lan rộng, mức độ ô nhiễm ngày càng nặng nề. Tình trạng này đến từ rất nhiều nguyên nhân nhưng rác thải là một trong những nguyên nhân hàng đầu.
Theo ước tính, năm 2021, chỉ tính riêng các khu vực nông thôn, lượng rác thải thải ra môi trường phải trên 10 triệu tấn/năm. Trong khi đó, đa số trong số rác thải này chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Chính vì vậy mà vào những ngày nắng nóng, rác thải phát tán theo gió, gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm không khí. Vào ngày mưa thì cả bãi rác ngập chìm trong nước thậm chí là chảy trôi ra khu vực xung quanh. Các rỉ rác theo nước mưa ngấm vào lòng đất hay chảy theo nước, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Không chỉ có rác thải sinh hoạt của con người mà rác thải từ các hoạt động sản xuất cũng đóng một tỉ lệ khá cao trong việc gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường (như là sông hồ, biển…) sẽ gây ô nhiễm môi trường nước với diện tích rộng. Điển hình nhất chính là Công ty luyện gang thép Fomosa không xử lý nước xả thải mà đổ ra môi trường biển, gây nên hiện tượng các chết hàng loạt ở vùng biến miền Trung năm 2016.
Từ việc xả thải bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm cả nước mặt lẫn nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi rác thải sẽ thường là nới trú ngụ của nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như khuẩn ecoli gây nên các bênh về đường ruột. Không những thế, rác thải là những thành phẩm hóa học hữu cơ khó phân hủy, chính vì thế mà các tạp chất này khi bị nhiễm vào nước, làm cho nguồn nước có hàm lượng tạp chất, các kim loại nặng khá cao.
Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến nguồn nước
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các các cơ quan, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ trường học, thương mại.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, thủy tinh, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, chất dẻo, cao su, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, gỗ, tre, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, vậy nên dưới điều kiện môi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi và gây ô nhiễm môi trường.
Trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào nguồn nước mặt làm ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ..v..v từ rác thải vào nguồn nước.
Điều đáng chú ý ở đây là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt hay nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây ra các bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư… Hiện nay, đã có rất nhiều con sông bị ô nhiễm do chất thải mà con người vẫn đang phải chung sống với nó.
Trước thực trạng như vậy thì chất lượng nước mặt, nước ngầm ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan, nước máy có tỷ lệ ô nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là những chỉ tiêu về vi sinh hay amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép. Môi trường nước ô nhiễm kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhiều làng ung thư xuất hiện nhiều hơn nguyên nhân chủ yếu là do người dân sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.
Giải pháp nhằm bảo vệ nguồn
Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .
Tiết kiệm nước sạch: Giảm sự lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đang đánh răng; kiểm tra, bảo trì và cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như tưới cây, cọ rửa sân,…
Xử lý phân người: Vận động, ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (bán tự hoại, tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).
Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo đúng qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.
Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần phải có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, có đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời, có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hay sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải được xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
Nguồn thiennhien.net
Tin tức khác
- Nâng mức hỗ trợ người có công tỉnh Quảng Ninh
- Quảng Ninh nâng mức tặng quà cho người có công với cách mạng
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
- Lần đầu tiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng 35,7%
- Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.